Posted on Leave a comment

Bụi mịn – thứ mà WHO gọi là “kẻ giết người thầm lặng”

Covid đã làm chúng ta tạm quên đi vấn đề BỤI MỊN – yếu tố môi trường gây rủi ro t ử vo ng sớm hàng đầu trên toàn cầu.

Chúng ta đã từng đọc rất nhiều bài báo rằng nhờ 2 năm giãn cách mà không khí trên toàn cầu đã sạch hơn. Tuy nhiên, một số cuộc nghiên cứu đã cho thấy mặc dù không khí có sạch hơn, nhưng nồng độ của các hạt ô nhiễm nhỏ trong không khí được gọi là PM2.5 lại không thay đổi nhiều, do không phải tất cả các chất ô nhiễm đều được đưa ra khỏi vòng tuần hoàn trong quá trình giãn cách xã hội.

Chiwon nhớ trước khi Covid xuất hiện thì vấn đề bụi mịn ở Việt Nam được cực kì nhiều người quan tâm. Nhà nhà người người đi mua máy lọc không khí. Bẵng đi một thời gian, có lẽ mọi người đã tạm quên sự nguy hiểm của bụi mịn PM.

Nếu đã quên thì để Chiwon nhắc lại cho chúng mình cùng nhớ: bụi mịn trong không khí có thể đi theo máu và tàn phá mọi bộ phận cơ thể.

Một cuộc khảo sát được đăng trên tạp chí chuyên ngành Chest dành cho các bác sĩ về ngực ở Mỹ cho thấy ô nhiễm không khí gây tác hại từ đầu đến chân. Từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí cũng gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh.

 “MỌI NGƯỜI THƯỜNG KHÔNG NHẬN THỨC RÕ VIỆC TIẾP XÚC VỚI Ô NHIỄM VỀ LÂU DÀI SẼ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE HOẶC KHIẾN CÁC CĂN BỆNH TRẦM TRỌNG HƠN NHƯ THẾ NÀO”.

Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 (theo báo cáo “Chất lượng Không khí Thế giới 2018” của công ty IQAir). TP.HCM xếp thứ 15 trong Đông Nam Á và 455 trên thế giới.

Ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy, trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”.

1- SUY GIẢM CHỨC NĂNG TIM PHỔI:

Theo nghiên cứu trên tạp chí Chest, tác động của ô nhiễm không khí bắt đầu khi hít thở. Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, khí thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ ĐAU TIM do làm hẹp động mạch.

Một nguyên nhân cho các tác hại nói trên là bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể. “Chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận”, ông Schraufnagel nói với Guardian.

2- NÃO BỘ VÀ TRÍ TUỆ:

“Nghiên cứu trên động vật cho thấy bụi mịn có thể đi thẳng lên các dây thần kinh khứu giác vào não”. Đột quỵ, mất trí nhớ, thoái hóa thần kinh và giảm trí thông minh là những chứng bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới không khí ô nhiễm. Cũng đang có bằng chứng cho thấy không khí độc hại còn gây KHÓ NGỦ.

3- ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỘI TẠNG:

Ông Schraufnagel cho biết không khí ô nhiễm nguy hiểm như vậy còn là vì nó GÂY VIÊM trên toàn cơ thể. “Các tế bào miễn dịch tưởng bụi mịn vào trong cơ thể là vi khuẩn, và tấn công để cố tiêu diệt chúng bằng cách tiết ra enzyme và acid”, ông nói với Guardian. Acid tăng cao sẽ thúc đẩy viêm trong cơ thể.

“Hiện tượng này lan ra toàn cơ thể, tác động đến não, thận, tụy và các bộ phận khác. Nói theo tiến hóa, cơ thể chúng ta tiến hóa để chống lại vi khuẩn, chứ không phải là ô nhiễm không khí”.

Thận cũng sẽ bị ảnh hưởng vì vai trò của thận là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích.

Thậm chí da và xương cũng chịu tác hại của ô nhiễm, da LÃO HÓA SỚM, nổi MỀ ĐAY, và XƯƠNG BỊ GIÒN đi.

4- SINH SẢN VÀ TRẺ NHỎ:

Có lẽ tác hại khó chấp nhận nhất của không khí độc hại là ở việc sinh sản và trẻ nhỏ. TIẾP XÚC VỚI KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM CÓ THỂ LÀM GIẢM KHẢ NĂNG SINH SẢN và TĂNG NGUY CƠ SẢY THAI, SINH NON. Các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 240 nm còn có thể đi qua nhau thai sang phía thai nhi và ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai.

Thai nhi cũng không thoát khỏi sự nguy hiểm của ô nhiễm. Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ô nhiễm, gây ra các hậu quả kéo dài khác. Trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị chứng “stunted lung” (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phì, bệnh bạch cầu và bệnh về tâm thần.

5- TÁC ĐỘNG ĐẾN DNA:

Bụi mịn PM chứa nhiều tác nhân gây hại DNA trực tiếp và gián tiếp như PAHs, Cr và aldehyde, ROS và các kim loại như Cr, Ni và asen. Các tác nhân này được phát hiện là có khả năng gây:

  • Tổn thương, tăng cường các lỗi sao chép DNA
  • Ảnh hưởng đến quá trình methyl hóa DNA.
  • Và ức chế quá trình sửa chữa DNA.

(Methyl hiểu đơn giản là một chiếc công tắc hóa học, có nhiệm vụ kiểm soát các gen trong cơ thể. Gen là một đoạn DNA, nó cho các tế bào biết phải làm gì và khi nào. Nhóm methyl sẽ tắt các gen khi hành động của chúng không còn cần thiết nữa. Vì vậy, nếu quá trình methyl hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài cơ thể, theo một nghĩa nào đó, những yếu tố độc hại có thể chiếm đoạt các gen, làm thay đổi thời điểm hoặc những gì gen hướng dẫn tế bào làm).

Một đoạn DNA bị lỗi, nó ko được sửa chữa mà lại nhân lên trong cơ thể. Giống như domino, kéo nhau cùng lỗi, cuối cùng các bộ phận trong cơ thể sẽ không thể hoạt động đúng như chức năng ban đầu của chúng nữa.

VẬY KHẮC PHỤC BẰNG CÁCH NÀO?

Lên rừng sống hoặc đợi các nhà lãnh đạo trên thế giới thôi các bạn :)). Nói vậy chứ bụi mịn, ô nhiễm không khí nó còn liên quan đến kinh tế và thời tiết. Vì vậy chúng ta khó có thể loại bỏ bụi mịn lắm.

Nhưng không ngăn chặn được thì chúng ta có thể khắc phục bằng cách đeo khẩu trang xịn, dùng máy lọc không khí, hạn chế các phương tiện đi lại, trồng nhiều cây xanh…

Đặc biệt, chúng ta cần tự nâng cao sức khỏe để chống chọi với những tổn thương do bụi mịn và ô nhiễm môi trường gây ra:

  • Tập thở và tập thể dục hàng ngày, vận động nhiều.
  • Uống nhiều nước. Hạn chế hút thuốc, đồ uống có cồn (khói thuốc kết hợp với bụi mịn càng tăng nguy cơ gây tổn thương DNA).
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây.
  • Tham khảo bổ sung NMN là chất hàng đầu giúp bảo vệ bộ gen và sửa chữa DNA.
  • Đồng thời bổ sung các chất có lợi cho quá trình Methyl hóa trong cơ thể.

Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4002174/
https://scitechdaily.com/covid-19-lockdowns-cut-pollution-but-not-all-of-it-it-was-kind-of-a-surprise/
https://clinicalepigeneticsjournal.biomedcentral.com
https://zingnews.vn/

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.